Sunday, October 26, 2008

Về đây nghe em

Sáng tác: Trần Quang Lộc

Về đây nghe em, về đây nghe em
Về đây mặc áo the, đi guốc mộc
Kể chuyện tình bằng lời ca dao
Kể chuyện tình bằng nồi ngô khoai
Kể chuyện tình bằng hạt lúa mới
Và về đây nghe lại tiếng nói
Thơ ấu khúc hát ban đầu

Về đây nghe em, về đây nghe em
Về đây thả ước mơ đi hát dạo
Để đời đời làm giọt sương mai
Để chào đời bằng lòng mới lớn
Để hận thù người người lắng xuống
Và tìm nhau như tìm xót xa
Trong lúc lệ đã đầy vơi


Này người ơi vươn cao vươn cao
Đem ánh sáng hân hoan trên trời
Rọi vào đời cho ta tinh cầu yêu thương
Nụ cười tươi trên môi em thơ
Là tiếng hát hân hoan cho đời
Và về đây cho nhau nụ cười tương lai

Về đây nghe em, về đây nghe em
Về đây đứng hát trên sông nước này
Chở lòng người trở về quê hương
Chở hồn người vào dòng suối mát
Chở thật thà vào lòng dối trá
Và nhạc hoa xin tạ chút ơn
Hạnh phúc khi đã gặp nhau


Tuấn Ngọc trình bày


Elvis Phương trình bày
















Thu Phương trình bày



Read more...

Saturday, October 25, 2008

Rong rêu

Sáng tác: Hoàng Thanh Tâm
Thà là rong rêu, lênh đênh trên biển.
Thà là chim bay vui theo tháng ngày.
Thà là mây trôi mênh mang giữa bầu trời.
Lang thang giữa cuộc đời mà vui.

Một ngày bên em, cho em hơi thở.
Từ dạo yêu em, con tim tan vỡ.
Để rồi đêm nay trên căn gác lạnh lùng.
Đêm thương nhớ một mình lẻ loi.




À .. Ơi .. người yêu ơi, da thịt mát tình nồng say.
Tìm đâu em hỡi, người yêu ơi, đêm hồng những lần hẹn hò.
Vòng tay buông lơi, tình yêu chơi vơi, nhớ người.

Chỉ vì yêu em nên anh vất vả
Chỉ vì yêu em nên anh mất cả.
Tình buồn em ơi, lanh thang giữa cuộc đời.
Bên sông có một người .. nhìn theo.

Một ngày mưa rơi trên con phố nhỏ.
Chỉ mình anh thôi lang thang lối nhỏ.
Còn lại trong anh rong rêu tháng ngày dài.
Lê thê suốt một đời
Vì sao?


Read more...

Ô mê ly - Văn Phụng

Sáng tác: Văn Phụng

Ô mê ly, mê ly!
Ô mê ly, mê ly đời ta!
Ô mê ly đời sống với cây đàn
Tình tính tang dạo phím rồi ca vang
Chiều êm êm nhìn phía xa mây vàng
Dục lòng ta dạo khúc ca với đàn
Một chiều mưa ta hát vang "Mưa rơi!"
Rồi cùng ta mưa đáp: "Cho tươi đời!"
Một ngày nắng ta hát vang: "Nắng tươi!"
Đàn cầm tay say sưa hát là nguồn vui
Gió sớm đã về, cùng tiếng hát tiếng cười
Thấp thoáng bóng người ngoài đám lúa cất lời
Thấy tiếng hát cười là gió sớm đến mời: "Người ơi, đàn đi!"
Ô mê ly, mê ly!
Ô mê ly, mê ly đời ta!
Đứng giữa cánh đồng nhìn ánh nắng phớt hồng
Có tiếng hát chòng từ đám lúa lướt về
Thoáng thấy tiếng nàng và thoáng có tiếng cười, đàn ta hòa vang


Ô mê ly, tơ duyên!
Ô mê ly, khúc ca triền miên!
Ô mê ly đời sống bao duyên tình
Trời về trưa ngồi dưới hàng cây xanh
Nhìn bao la đồng lúa xa xa mờ
Đàn hòa vang tựa sóng xô đến bờ
Đường về thôn em bé vui câu ca
Dục hồn thơ tha thiết yêu quê nhà
Đàn cùng ta reo khúc ca chơi vơi
Nhạc còn vang nhịp nhàng đưa ngàn nơi


Read more...

Cô hàng cà phê

Sáng tác: Canh Thân

Ở chợ Dầu
có hàng cà phê
có một cô nàng
be bé xinh xinh
cô hay cười
hồn xuân phơi phới
cứ xem dáng người
ước chừng đôi mươi

Làn thu ba
cô liếc nghiêng thành
mùi hương lan
thơm ngát vương bên mình
làm say mê
bao gã thiếu niên đa tình
mấy anh nho nhỏ
thường hay đến ngồi
cười với cô




Lơ thơ tơ liễu buông mành
cho hay cái sắc khuynh thành
làm cho nhiều chàng chết mê mệt
đi đâu cũng ghé qua hàng
mong sao thấy bóng cô nàng
thì trong lòng chàng mới yên

Hôm nao dưới ánh trăng ngà
tôi mơ thấy bóng cô hàng
nhẹ nâng ly trà ướp sen ngạt ngào
trông cô rón rén ra vào
đôi môi thắm cánh hoa đào
lòng tôi dạt dào muốn xiêu

(2)
Một chàng trai
dáng người hiên ngang
đến tự phương nào
trong gió đông sang
khách qua đàng
vì cô lưu luyến
đã bao tháng trường
ước được nên duyên
Chàng yêu cô
vô bến vô bờ
mà sao cô
cứ mãi hững hờ
làm cho anh
yêu quá hoá như điên rồ
tấm thân bơ phờ
dường như
muốn chờ một kiếp ma

Vô duyên cái túi không tiền
anh mua chuốc lấy ưu phiền
rồi đến một ngày ốm la liệt
mong sao lê bước đến hàng
anh mong bóng dáng cô nàng
hiện đến dịu dàng mới hay.

Thương thay lữ khách bên đàng
cô đem thuốc đến cho chàng
ngờ đâu con người trước bao hiên ngang
lim dim khoé mắt hoe vàng
anh đi sắp đến thiên đàng
vừa lúc cô hàng biết yêu

Giờ đây
đã mấy thu qua
có lúc mơ về đường xa
tôi nhớ những đêm trăng mờ
cô hàng với bàn tay ngà ...


Read more...

Cô hàng nước

Sáng tác: Vũ Minh
Anh còn còn có mỗi mỗi cây đàn
anh đem là đem bán nốt
anh theo là theo cô nàng hàng chè xanh
tình tính tang là tang tính tình
cô hàng rằng cô hàng ơi
rằng có biết là biết cho chăng
rằng có biết là biết cho chăng ?
Lẳng lặng mà nghe tôi nói ơ ơ ơ ... nói đôi lời
tôi kể rằng đầu làng Ngu Xá có nàng
một nàng bán nước chè xanh
người đâu trông mà duyên dáng
và cô em chừng đôi tám
miệng cô như là hoa ... đóa hoa thật tươi
trông càng say đắm
mắt cô đưa tình



khiến bao chàng trai ngất ngây vì cô
mỗi khi qua hàng.....
Hò ơi hò ơi .... ơi
Đôi mắt đôi mắt nhung huyền
Ơi hỡi nàng hàng xinh ơi
Má lúm đồng tiền trông duyên ghê
Làm tôi say đắm bao tháng ngày
Chiếc áo nhuộm màu nâu non
Với dáng người nàng thon thon
Làm tôi say đắm bao ngày tháng
Vì em xinh quá xinh là xinh...
Nàng ơi anh đã yêu nàng!!!
Quyết chí cùng nàng nên duyên a
Có lúc vì nàng thâu đêm
Rồi đây, rồi đây anh sẽ về
Nói với cùng mẹ cha anh
Sẽ tới hỏi nàng cho anh
Cùng nhau chung sống trong mộng thắm
Cùng nhau chung sống bao ngày xanh
Hò ơi ơi ...
mẹ tôi nói rằng
quyết chí hỏi vợ cho con
quyết chí tìm nàng dâu ngoan
nàng dâu đôi má rám nắng hồng
quyết chí dạm vợ cho con
quyết chí tìm nàng dâu ngoan
làm sao cho xứng đôi vừa lứa
làm sao cho xứng đôi vừa đôi
Nàng ơi ... anh đã mơ rằng
đám cưới vợ chồng đôi ta
khắp xóm cùng làng ra xem
người ta xen đứng và nói rằng
đám cưới thật là to ghê
đám cưới thật là xinh đôi
người ta cầu chúc chú rể mới cùng cô dâu sống đến bạc đầu
Rồi ngày ngày qua ... xa vắng quán hàng
lúc trở về để kiếm cô nàng
cùng nàng chắp mối tình xưa
thì cô đã rời nơi ấy ... để cho quán hàng lạnh giá
Ơi hỡi ơi nàng ơi ... biết cho lòng anh
đã bao năm trước anh đã yêu nàng
đến bây giờ đây biết đâu tìm em
ơi hỡi ơi nàng ơi!


Read more...

Thursday, October 23, 2008

Chiều một mình qua phố

Sáng tác: Trịnh Công Sơn
Chiều một mình qua phố, âm thầm nhớ nhớ tên em,

Có khi nắng khuya chưa lên, mà một loài hoa chợt tím.

Chiều một mình qua phố, âm thầm nhớ nhớ tên em,

Gót chân đôi khi đã mềm gọi buồn cho mình nhớ tên.



Chiều qua bao nhiêu làn môi cười,

Cho mình còn nhớ nhau.

Chiều qua bao nhiêu làn tay mời,

Nghe buồn ghé môi sầu.

Ngày nào mình còn có nhau, xin cho dài lâu.

Ngày nào đời thôi có nhau, xin người biết đau.



Chiều một mình qua phố, âm thầm nhớ nhớ tên em,

Gió ơi, gió ơi bay lên, để bụi đường cay lòng mắt.

Chiều một mình qua phố, âm thầm nhớ nhớ tên em,

Áo xưa chưa quen phong trần đợi mùa thu vàng áo thêm.



Chiều một mình qua phố, nghe dòng nước vẫn vây quanh,

Bước chân nghe quen cũng buồn, lạy trời xin còn tuổi xanh.

Còn một mình trên phố, âm thầm nhớ nhớ tên em,

Ngoài kia không còn nắng mềm, ngoài kia ai còn nhớ tên.

Khánh Ly trình bày:





Read more...

Ru ta ngậm ngùi - Trịnh Công Sơn

Văn Miếu (Temple of literature), Hanoi, VietnamImage via WikipediaSáng tác: Trịnh Công Sơn
Môi nào hãy còn thơm, cho ta phơi cuộc tình.
Tóc nào hãy còn xanh, cho ta chút hồn nhiên
Tim nào có bình yên, ta rêu rao đời mình
Xin người hãy gọi tên.

Khi tình đã vội quên, tim lăn trên đường mòn
Trên giọt máu cuồng điên, con chim đứng lặng câm
Khi về trong mùa đông, tay rong rêu muộn màng.
Thôi chờ những rạng đông..

Xin chờ những rạng đông
Đời sao im vắng
Như đồng lúa gặt xong
Như rừng núi bỏ hoang
Người về soi bóng mình.
Giữa tường trắng lặng câm.

Có đường phố nào vui, cho ta qua một ngày
Có sợi tóc nào bay, trong trí nhớ nhỏ nhoi
Không còn, không còn ai, ta trôi trong cuộc đời
Không chờ, không chờ aị

Em về, hãy về đi, ta phiêu du một đờị
Hương trầm có còn đây, ta thắp nốt chiều nay
Xin ngủ trong vòng nôi, ta ru ta ngậm ngùi,
Xin ngủ dưới vòm cây ...






Reblog this post [with Zemanta]


Read more...

Niệm khúc cuối - Ngô Thụy Miên

Sáng tác: Ngô Thụy Miên
Dù cho mưa tôi xin đưa em đến cuối cuộc đời
Dù cho mây hay cho bão tố có kéo qua đây
Dù có gió, có gió lạnh đầy, có tuyết bùn lầy
Có lá buồn gầy, dù sao, dù sao đi nữa tôi vẫn yêu em

Dựa vai nhau cho nhau yên vui ấm áp cuộc đời
Tìm môi nhau, cho nhau rã nát, rã nát tim đau
Vừa đôi tay, ước muốn tù đầy,
Tóc rối bạc màu vết dấu tình sầu
Nhìn em, nhìn em giây phút, muốn nói yêu em

Xin cho tôi, tôi như cơn ngủ
Ru em, đưa em một lần
Ru em vào mộng, đưa em vào đời
Một thời yêu đương

Cho tôi xin em như gối mộng
Cho tôi ôm em vào lòng
Xin cho một lần, cho đêm mặn nồng
Yêu thương vợ chồng

Dù mai đây ai đưa em đi đến cuối cuộc đời
Dù cho em, em đang tâm xé, xé nát tim tôi
Dù có ước, có ước ngàn lời, có trách một đời
Cũng đã muộn rồi
Tình ơi! dù sao đi nữa xin vẫn yêu em



Read more...

Dấu tình sầu (Ngô Thụy Miên) 1996

River boat in Ho Chi Minh CityImage via WikipediaChiều còn vương nắng để gió đi tìm.
Vết bước chân em qua bao nhiêu lần.
Lời ru đan ngón tay buồn
Ngàn năm cho giá băng hồn
Tuổi gầy nồng lên màu mắt...

Trời còn mây tím để lá mơ nhiều.
Lá khóc trên mi cho môi ươm sầu.
Chiều lên đỉnh núi ngang đầu
Nhặt thương cho gót dâng sầu
Giận hờn xin ngập lối đi.




Đàn dâng tiếng phong kín tuổi buồn
Đường hoang vắng cho lá về nguồn
Người tìm đến xin gợi nỗi hờn.
Từ khi gió mang đấu địa đàng
Đường lên đá che vết nồng nàn...
Người còn nhớ mãi hay quên lời.

Và người tìm đến giọng hát mơ hồ.
Vết bước năm xưa nay vương âm thầm.
Hàng cây mơ bóng bên đường
Gọi người khi nắng phai tàn
Gọi tình yêu vào lãng quên.......
Thế Sơn trình bày:




Ngô Thụy Miên (1948 - ) là một nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng. Là tác giả của những ca khúc lãng mạn Áo lụa Hà Đông, Riêng một góc trời, Niệm khúc cuối... Ngô Thụy Miên được xem như một trong những nhạc sĩ lớn của miền Nam trước 1975 và ở hải ngoại về sau.

Ngô Thụy Miên tên thật là Ngô Quang Bình, sinh ngày 26 tháng 9 tại Hải Phòng. Ông là con thứ nhì trong một gia đình bảy người con. Ngô Thụy Miên lớn lên với sách vở, thơ văn, gia đình anh điều hành nhà sách Thanh Bình ở Hải Phòng, và sau đó ở Sài Gòn (trên đường Phan Đình Phùng). Thời học sinh, ông có học nhạc với nhạc sĩ Chung QuânHùng Lân tại trường trung học Nguyễn Trãi. Sau đó ông học ở Đại học Khoa học Sài Gòn. Trong thập niên 1960, Ngô Thụy Miên có theo hoc vĩ cầm với giáo sư Đỗ Thế Phiệt, và nhạc pháp với giáo sư Hùng Lân tại Trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn. Thời gian học ở đây, Ngô Thụy Miên quen biết với Đoàn Thanh Vân, con gái của diễn viên Đoàn Châu Mậu và hai người có một mối tình.

Từ năm 1970 đến 1975, Ngô Thụy Miên làm kiểm soát viên không lưu tại phi trường Tân Sơn Nhất. Cũng khoảng thời gian đó, ông là trưởng ban nhạc Luân Phiên tại đài phát thanh Quân đội.

Bắt đầu sáng tác từ năm 1963, tác phẩm đầu tiên của ông Chiều nay không có em đến với công chúng năm 1965, sau đó là Mùa thu cho em và những nhạc phẩm phổ từ thơ của thi sĩ Nguyên Sa như Paris có gì lạ không em, Tuổi 13... Trong thời gian theo học đại học, ông đã nhiều lần trình diễn và phổ biến những sáng tác của mình tại các hội quán văn nghệ, các trung tâm văn hóa và giảng đường đại học. Năm 1974, Ngô Thụy Miên thực hiện băng nhạc đầu tay Tình Ca Ngô Thụy Miên gồm 17 tình khúc đã được viết trong khoảng thời gian 1965 - 1972. Với sự góp mặt của các ca sĩ và nhạc sĩ như Khánh Ly, Duy Trác, Thái Thanh, Lệ Thu, Thanh Lan, Duy Quang... cuốn băng tạo được thành công rực rỡ.

Sự kiện 30 tháng 4, 1975, Đoàn Thanh Vân cùng với toàn gia đình di tản sang Mỹ trong ngày đầu tiên. Tháng 10 năm 1978, Ngô Thụy Miên rời Việt Nam, vượt biên đến Mã Lai, sau đó qua Montréal (Canada) và gặp lại Đoàn Thanh Vân. Cuối 1979, hai người thành hôn, và năm 1980 sang định cư tại San Diego, California. Năm 1981 ông tốt nghiệp BS về khoa học máy tính và hiện nay Ngô Thuy Miên làm việc tại Olympia, Washington.

Trong thập niên 1990, Ngô Thụy Miên tiếp tục sáng tác với những Cần thiết, Em về mùa thu, Trong nỗi nhớ muộn màng... và nhất là Riêng một góc trời (1997), được coi là một trong vài tình khúc tiêu biểu của thập niên. Năm 2000, nhạc phẩm Mưa trên cuộc tình tôi của ông cũng được thính giả đón nhận một cách đặc biệt. Tổng cộng cho đến nay, Ngô Thụy Miên đã sáng tác được trên 70 ca khúc, với khoảng 20 bài sáng tác ở trong nước.




Reblog this post [with Zemanta]


Read more...

Như chiếc que diêm

Từ Công Phụng
Đời anh sớm muộn gì
Đời em sớm muộn gì
Tình ta sớm muộn gì ...cũng hấp hối



Am
Thôi cũng đành một kiếp trăm năm đời người sẽ qua
Dm
Cũng đành một thoáng chiêm bao tình người cũng xa
C E7 Am
Cũng phôi pha những điêu ngoa, theo vết môi cười tàn tạ

Am
Thôi cũng đành một kiếp phong ba lệ tình cũng xa
Dm
Xuống đời ta những nguôi ngoai rồi người cũng xa
C E7 E Am
Cũng xa ta, cũng xa ta theo dòng nghiệt ngã mù lòa

Dm C E
Vì lời em sớm muộn gì cũng một lần gian dối
E7 Am
Tình anh sớm muộn gì cũng đưa vào tăm tối
Dm G Am
Đời anh sớm muộn gì, đời em sớm muộn gì
F E7 Dm Am
Tình ta sớm muộn gì cũng hấp hối
Dm C
Rót cho đầy hồn nhau, đắp cho đầy đời nhau
E7 Am
Những men nồng tình sâu rã rời



Am
Thôi cũng đành như chiếc que diêm một lần lóe lên
Dm
Thắp đời em sáng lung linh, buồn một cõi riêng
C E7
Những đêm sâu, những canh thâu
Am
Nghe nước mắt nặng giọt sầu

Am
Thôi cũng đành như kiếp rong rêu một lần hóa thân
Dm
Cuốn về phong kín tim ta một đời chói chang
C E7
Những đam mê, những ngô nghê
E Am
Với tình người nhỡ lời thề

Am
Thôi cũng đành như tấm gương tan mờ phai vết xưa
Dm
Xót dùm cho tấm thân ta ngựa bầy đã xa
C E7
Những đêm mơ thấy tan hoang
E Am
Hương tình vừa chớm muộn màng
Tuấn Ngọc trình bày:


Bằng Kiều trình bày


Từ Công Phụng (sinh ngày 27 tháng 7 năm 1942) là một nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng. Ông là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu cho tân nhạc Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 cùng với Phạm Duy, Ngô Thụy Miên, Vũ Thành An, Trịnh Công Sơn, Lê Uyên Phương...; là tác giả của các ca khúc trữ tình được nhiều người biết đến như Bây Giờ Tháng Mấy, Mắt lệ cho người, Giọt Lệ Cho Ngàn Sau.

Từ Công Phụng tốt nghiệp cử nhân luật, từng là biên tập viên đài phát thanh VOF. Ông tham gia sáng tác nhạc từ năm 1960. Sau 30 tháng 4 năm 1975, các sáng tác của ông bị cấm lưu hành tại Việt Nam cho đến năm 2003. Ông rời Việt Nam từ tháng 10 năm 1980 và hiện đang định cư tại Portland, Oregon, Hoa Kỳ. Năm 1998, ông có trở về thăm quê hương Ninh Thuận nhưng không tham gia hoạt động âm nhạc. Tháng 5 năm 2008, ông lại trở về Việt Nam và lần này có biểu diễn trong chương trình "45 năm tình ca Từ Công Phụng" tại một phòng trà có tiếng ở Sài Gòn.



Read more...

Nắng Chiều Rực Rỡ (Phạm Duy)

Chớ buồn gì trong giây phút chia lìa
Khi chiều về lung lay trúc tre
Chớ buồn gì khi tan nắng đêm về
Cho thuận đường âm dương bước đi

Từng vạt nắng chói chan
Còn chảy loang trước hiên
Từng vạt nắng ấm êm
Còn là bao ước nguyện

Ước nguyện thầm cho đôi lứa ân cần
Nuôi thật dài hoàng hôn ái ân
Ước nguyện rằng khi đêm chết chưa về
Nắng chiều hồng tươi hơn nắng trưa

ĐK:

Em có thấy không nắng chiều rực rỡ
Em có thấy không nắng đẹp còn đó
Nắng còn nắng lê thê thì đêm ơi vội gì
Nắng còn nắng bao la thì xin đêm đợi chờ




Chớ lịm người nghe anh sắp qua đời
Anh chỉ còn bên em chút thôi
Nếu phải lìa xa nơi thế gian này
Còn một ngày vui muôn nỗi vui

Cuộc tình anh với em
Chỉ con giây phút thôi
Thì tình xin cứ coi
Là nghìn tia nắng rọi

Thế kỷ này tan trong nắng ban chiều
Cho lòng người bâng khuâng nhớ nắng
Trước cửa vào trăm năm rất xa vời
Cho chiều đời yêu nhau rất lâu


Read more...

Nắng chiều

Sáng tác:Lê Trọng Nguyễn
Thơ:
Thuyền trăng chở khách chiến trường lại
Bên bờ thắm lệ chiếc áo nâu
Cờ reo chiến thắng đò xuôi mái
Trăng vui trăng cũng rụng xuống cầu

Nhạc:
Qua bến nước xưa lá hoa về chiều
lạnh lùng mềm đưa trong nắng lưa thưa
khi đến cuối thôn chân bước không hồn
Nhớ sao là nhớ đến người ngày thơ

Anh nhớ trước đây dáng em gầy gầy
Dịu dàng nhìn anh đôi mắt long lanh
Anh nhớ bước em khi nắng vương thềm
Má em mầu ngà tóc thề nhẹ bay

Nay anh về qua sân nắng
chạnh nhớ câu thề tim tái tê
chẳng biết bây giờ
người em gái duyên ghé về đâu

Nay anh về nương dâu úa
giọng hát câu hò thôi hết đưa
hình bóng yêu kiều
kề hoa tím biết đâu mà tìm



Anh nhớ xót xa dưới tre là ngà
Gợn buồn nhìn anh em nói em nói: "Mến anh!"
Mây lướt thướt trôi khi nắng vương đồi
Nhớ em dịu hiền nắng chiều ngừng trôi...


Read more...

Lạnh lùng

Sáng tác: Đinh Việt Lang
Em nỡ lạnh lùng đến thế sao
Tim anh tan nát tự hôm nào
Giờ đây đã nát giờ thêm nát
Muốn nói mà sao vẫn nghẹn ngào
Sao em không nói một lời gì
Dẫu một tiếng không đáng chi
Cũng đủ cõi lòng anh ấm lại
Bao ngày xa cách buổi em đi

Em giết tình anh nữa phải không
Em đem băng tuyết lắp hoa hồng
Em đem hờ hững vùi thương nhớ
Em giết tình anh trong lạnh lùng



Read more...

Cô láng giềng

Sáng tác: Hoàng Quý
Hôm nay trời xuân bao tươi thắm.
Dừng gót phiêu linh về thăm nhà.
Chân bước trên đường đầy hoa đào rơi
Tôi đã hình dung nét ai đang cười.

Tôi mơ trời xuân bao tươi thắm.
Đôi mắt trong đen màu hạt huyền,
Làn tóc mây chiều cùng gió ngàn dâng sóng
Xao xuyến nỗi niềm yêu...

Cô láng giềng ơi!
Không biết cô còn nhớ đến tôi.
Giây phút êm đềm ngày xưa kia khi còn ngây thơ.

Cô láng giềng ơi!
Tuy cách xa phương trời
tôi không hề.
Quên bóng ai bên bờ đường quê
Đôi mắt đăm đăm chờ tôi về.

Năm xưa khi tôi bước chân ra đi.
Đôi ta cùng đứng bên hàng tường Vi.
Em nói rằng em sẽ chờ đợi tôi.
Đừng nói đến phân ly.

Cô láng giềng ơi!
Nay bóng hoa bên thềm
đã thắm rồi.
Chân bước vui bên bờ đường quê.
Em có hay chăng giờ tôi về...

Lời 2:

Trước ngõ vào thôn vang tiếng pháo.
Chân bước phân vân lòng ngập ngừng.
Tai lắng nghe tiếng người nói cười xôn xao.
Tôi biết người ta đón em tưng bừng.

Tan mơ trời xuân đôi môi thắm.
Đôi mắt nhung đen màu hạt huyền.
Làn tóc mây chiều cùng
gió ngàn dâng sóng.
Tan vỡ cuộc tình duyên...

Cô láng giềng ơi!
Thôi thế không còn nhớ đến tôi.
Đến phút êm đềm ngày xưa kia.
Khi còn ngây thơ.




Cô láng giềng ơi!
Tuy cách xa phương trời tôi không hề,
Quên bóng ai bên bờ đường quê.
Đôi mắt đăm đăm tìm phương về.

Đành lòng nay tôi bước chân ra đi.
Giơ tay buồn hái bông hồng tường vi.
Ghi chút tình em nói chờ đợi tôi,
Đừng nói tới phân ly.

Cô láng giềng ơi!
Nay mối duyên thơ đành đã lỡ rồi.
Chân bước xa xa dần miền quê.



Hoàng Quý (1920 - 1946), nhạc sĩ tiền chiến nổi tiếng, là một trong những gương mặt tiên phong của tân nhạc Việt Nam. Ông là tác giả của nhạc phẩm Cô láng giềng bất hủ.

Hoàng Quý sinh năm 1920 tại Hải Phòng, ông là anh trai của Hoàng Phú, tức nhạc sĩ Tô Vũ. Theo Phạm Duy, Hoàng Quý từng là học trò của Lê Thương tại trường Trung học Lê Lợi ở Hải Phòng vào cuối thập niên 1930. Hoàng Quý theo học nữ giáo sư âm nhạc Leperète dạy nhạc ở các trường trung học ở Hải Phòng. Nhờ có năng khiếu và ham học, Hoàng Quý tiếp thu âm nhạc khá tốt, chỉ một thời gian sau trở thành giáo viên dạy nhạc của trường Bonnal.

Và vào năm 1939, đúng lúc phong trào Nhạc cải cách vừa ra đời, cùng với các ca nhạc sĩ tài tử ở đất Cảng lúc đó là Phạm Ngữ, Canh Thân và em trai Hoàng Phú, Hoàng Quý là người đầu tiên trình diễn nhạc Lê Thương tại Nhà Hát Lớn Hải Phòng.



Suốt trong một thời gian từ năm 1943 cho tới 1945, Hoàng Quý đã quy tụ được một số bạn bè như Phạm Ngữ, Đỗ Nhuận, Lưu Hữu Phước, Văn Cao, và Hoàng Phú lập thành nhóm Đồng Vọng cùng nhau sáng tác. Nhóm Đồng Vọng được nhà xuất bản Lửa Hồng rồi tạp chí Tri Tân ở Hà Nội giúp đỡ. Lửa Hồng đã ấn hành 12 tập nhạc, mỗi tập có từ 8 đến 12 bài như các tập: Bên sông Bạch Đằng, Nước non Lam Sơn, Tiếng chim gọi đàn, Bóng cờ lau, Nắng tươi, Chiều quê của Hoàng Quý, Về đồng quê của Văn Cao, Ngày xưa của Hoàng Phú... Tổng cộng Đồng Vọng đã sáng tác và ấn hành khoảng trên 60 ca khúc chủ yếu theo xu hướng nhạc hùng có nội dung ca ngợi đất nước, ca ngợi truyền thống anh hùng của dân tộc. Riêng về phần Hoàng Quý, đã soạn ra những bài ca giá tri như Trên sông Bạch Đằng, Gọi bạn lên đường, Tiếng chim gọi đàn, Bóng cờ lau, Nước non Lam Sơn, Lời vọng ngàn xưa, Dưới bóng thông xanh, Chiều xuân, Nắng tươi...

Trước khi trở thành người soạn nhạc tiền đạo của xu hướng nhạc hùng, Hoàng Quý cũng đã đi vào lãnh vực nhạc tình, với những bài nhạc tình yêu như Tú Uyên, hay những bài nhạc tình quê như Chiều quê, Đêm trăng trên vịnh Hạ Long, Chùa Hương... mà nổi tiếng hơn cả là ca khúc bất hủ Cô láng giềng.

Cô láng giềng ra đời khoảng năm 1942-1943. Lúc đó Hoàng Quý rời Hải Phòng lên Sơn Tây để đến làm thư ký cho một trang trại nuôi bò. Chuyến ra đi đó ông đã phải chia tay với "bóng hồng" của mình. Khoảng 6 tháng sau, ông không làm việc ở Sơn Tây nữa và trước khi trở về Hải Phòng ông ghé thăm người em Hoàng Phú đang ở tại Hà Nội. Chính trong dịp này nhạc sĩ Hoàng Quý đã cho người em mình xem bài hát Cô láng giềng của ông.

Hôm nay trời xuân bao tươi thắm
Dừng gót phiêu linh về thăm nhà
Chân bước trên đường đầy hoa đào rơi
Tôi đã hình dung nét ai đang cười
Tôi mơ trời xuân bao tươi thắm
Đôi mắt trong đen màu hạt huyền
Làn tóc mây chiều cùng gió ngàn dâng sóng
Xao xuyến nỗi niềm yêu...

Nhạc sĩ Tô Vũ kể lại: "Với Cô láng giềng, anh tôi chỉ sáng tác lời 1. Đó là những vần thơ đầy lạc quan, phấn khởi khi chia tay người yêu và hy vọng một ngày trở về gặp nhau trong vui mừng. Còn lời 2 là do tôi sáng tác thêm, đó là cảnh chàng trở về, ngày có một đám cưới làng quê tưng bừng rộn rã của chính người yêu, và chàng buồn tình lặng lẽ ra đi... Thật ra lời 2 này không phải là tâm tư của Hoàng Quý mà do tôi hư cấu và Hoàng Quý đã đồng ý, xem như là một tác phẩm nghệ thuật chứ không phải là sự miêu tả một mối tình có thật, vì thực tế Hoàng Quý không có một bi kịch về tình yêu như nội dung của lời 2"

Trước ngõ vào thôn vang tiếng pháo
Chân bước phân vân lòng ngập ngừng
Tai lắng nghe tiếng người nói cười xôn xao
Tôi biết người ta đón em tưng bừng...
Đành lòng nay tôi bước chân ra đi
Giơ tay buồn hái bông hồng tường vi
Ghi chút tình em nói chờ đợi tôi
Đừng nói tới phân ly.
Cô láng giềng ơi
Nay mối duyên thơ đành đã lỡ rồi
Chân bước xa xa dần miền quê
Ai biết cho bao giờ tôi về.

Về Hoàng Quý, Phạm Duy đã nhận xét: "Đánh giá Hoàng Quý không nên chỉ thu hẹp vào những sáng tác của ông, bởi vì sự hoạt động cho nền nhạc hùng còn là một điều khiến chúng ta phải ghi nhớ và ghi ơn. Ông là linh hồn của đám nhạc sĩ trẻ ở Hải Phòng, thúc đẩy mọi người sáng tác và ông làm cho những sáng tác đó có một đời sống hẳn hoi, nghĩa là in ra, hát lên trong những sinh hoạt hướng đạo hay học sinh của ông". Văn Cao cũng thường nhắc tới Lê Thương và Hoàng Quý là hai nhạc sĩ có ảnh hưởng tới con đường âm nhạc của ông.

Hoàng Quý tham gia Việt Minh sớm, trong cao trào kháng Nhật cứu nước, nhà Hoàng Quý là cơ sở của một số người Việt Minh hoạt động bí mật ở Kiến An, Hải Phòng. Tháng 5 1944 Hoàng Quý viết bài Cảm tử quân, Sa trường hành khúc và tích cực tham gia hoạt động cách mạng. Tháng 10 1945, Tiếng gọi non sông ra đời, mặc dù lúc này sức khỏe đã giảm sút nhiều. Đầu năm 1946, bệnh tình của ông ngày một nặng, nhưng Hoàng Quý vẫn tham gia các cuộc biểu tình, mít tinh ủng hộ chính phủ Hồ Chí Minh, phản đối Việt Quốc, Việt Cách.

Hoàng Quý qua đời ngày 26 tháng 6 1946 vì một chứng bện nan y tại Hải Phòng, lúc 26 tuổi, khi tài năng của ông đang độ phát triển.



Read more...

Thu quyến rũ

Sáng tác: Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Anh mong chờ mùa Thu
Trời đất kia ngả màu xanh lơ
Đàn bướm kia đùa vui trên muôn hoa
Bên những bông hồng đẹp xinh.

Anh mong chờ mùa Thu
Dìu thế nhân dần vào chốn Thiên Thai
Và cánh chim ngập ngừng không muốn bay
Mùa Thu quyến rũ anh rồi.



Mây bay về đây cuối trời
Mưa rơi làm rụng lá vàng
Duyên ta từ đây lỡ làng
Còn đâu những chiều
Dệt cung đàn yêu.

Thu nay vì đâu tiếc nhiều
Thu nay vì đâu nhớ nhiều
Đêm đêm nhìn cây trút lá
Lòng thấy rộn ràng
Ngỡ bóng ai về.

Anh mong chờ mùa Thu
Tà áo xanh nào về với giấc mơ
Mầu áo xanh là mầu Anh trót yêu
Người mơ không đến bao giờ.




Thu Hà trình bày


Read more...

Tiếng còi trong sương đêm

Nhạc sĩ : Lê Trúc (1954)

Bến nước gió rét đò thưa khách sang
Lau xanh ven sông mờ run bóng trăng
Đêm nay không gian chìm trong giá băng
Con đò sang ngang...

Kể lúc vắng bóng người chinh chiến xưa
Đã cắm giữa gió mùa thu thổi đưa
Đêm nay đông sang mà tin vẫn chưa ...
đưa đò ...về ... xưa
Mà đoàn hùng binh âm thầm xông lướt trong sương
Hồi còi còn vang như hòa lẫn theo người lái đò ru:



Mời các bạn thưởng thức bài hát do Khánh Ly trình bày















Tiếng còi trong sương đêm
Tiếng còi trong sương đêm theo gió đưa ôi buồn, nghe vi vu oán than
Thôi toán quân đi rồi, thôi toán quân đi rồi ...
Hơ hờ hơ ...hơ hơ hơ đi rồi ...

Con ơi lòng mẹ ủ ê thương cho chồng mấy dặm sơn khê
Khi ra đi có hứa thu nay về
Mà hôm nay lá thu đã rơi tràn,
Rồi mùa đông sang qua luôn mòn mỏi trong đau buồn

Hò hơ hớ ... Hò hơ hớ ...
Tiếng còi trong sương đêm
Tiếng còi trong sương đêm theo gió đưa ôi buồn
Nghe vi vu oán than
Thôi khóc chi đau lòng, con cứ an giấc nồng
Hơ hờ hơ ...hơ hơ hơ bên lòng ...
Hơ hờ hơ ...hơ hơ hơ ...


Read more...

Thiên thai - Văn Cao

Sáng tác: Văn Cao
Tiếng ai hát chiều nay vang lừng trên sóng
Nhớ Lưu Nguyễn ngày xưa lạc tới Đào Nguyên







Kìa đường lên tiên, kìa nguồn hương duyên
Theo gió tiếng đàn xao xuyến
Phím tơ lưu luyến, mấy cung u huyền
Mấy cung trìu mến như nước reo mạn thuyền.
Âm ba thoáng rung cánh đào rơi

Nao nao bầu sương khói phủ quanh trời
Lênh đênh dưới hoa chiếc thuyền lan
Quê hương dần xa lấp núi ngàn
Bâng khuâng chèo khua nước Ngọc Tuyền
Ai hát trên bờ Đào Nguyên.



Thiên Thai chốn đây Hoa Xuân chưa gặp Bướm trần gian
Có một mùa đào dòng ngày tháng chưa tàn qua một lần
Thiên Tiên chúng em xin dâng hai chàng trái đào thơm
Khúc nghê thường này đều cùng múa vui bầy tiên theo đàn.



Đèn soi trăng êm nhạc lắng tiếng quyên đây đó nỗi lòng mong nhớ
Này khúc bồng lai là cả một thiên thu trong tiếng đàn chơi vơi
Đàn xui ai quên đời dương thế
Đàn non tiên đàn khao khát khúc tình duyên.



Thiên Thai! Ánh trăng xanh mơ tan thành suối trần gian
Ái ân thiên tiên em ngờ phút mê cuồng có một lần.
Gió hắt trầm tiếng ca tiếng phách ròn lắng xa
Nhắc chi ngày xưa đó đến se buồn lòng ta

Đào Nguyên trước Lưu Nguyễn quên trần hoàn
Cùng bầy tiên đàn ca bao năm
Nhớ quê chiều nào xa khơi
Chắc không đường về Tiên nữ ơi!

Đào Nguyên trước Lưu Nguyễn khi trở về
Tìm Đào Nguyên, Đào Nguyên nơi nao ?
Những khi chiều tà trăng lên
Tiếng ca còn rền trên cõi tiên.

Thiên Thai là tên của chuyện Lưu ThầnNguyễn Triệu đời nhà Hán nhân tiết Đoan Dương (5-5 âm lịch) vào núi Thiên Thai hái thuốc, bị lạc lối về. Hai người tao ngộ tiên nữ, kết làm vợ chồng. Sống hạnh phúc được nửa năm thì hai chàng nhớ quê muốn về thăm. Các tiên nữ cho biết đây là cõi tiên, đã về trần là không thể trở lại, song vẫn không giữ được hai chàng. Lưu, Nguyễn hồi hương thấy quang cảnh khác hẳn xưa, thì ra họ xa nhà đã bảy đời. Buồn bã, hai người trở lại Thiên Thai thì không thấy tiên đâu nữa...

Việt Nam cũng có một tiên thoại tương tự là "Từ Thức gặp tiên"

(Theo wikipedia)


Read more...

Suối mơ - Văn Cao

Sáng tác: Văn Cao

Suối mơ!
Bên rừng thu vắng,
giòng nước trôi lững lờ ngoài nắng.
Ngày chưa đi sao gió vương?
Bờ xanh ngát bóng đôi cây thùy dương.

Suối ơi!
Ôi nguồn yêu mến,
còn ghi khi bóng ai tìm đến.
Đàn ai nắn buông lưu luyến.
Suối hát theo đôi chim quyên.




Từng hẹn mùa xưa cùng xây nhà bên suối .
Nghe suối róc rách trôi hoa lừng hương gió ngát.
Đàn nai đùa trong khóm lá vàng tươi .

Tơ đàn chùng theo với tháng năm,
Rừng còn nhớ tới người.

Trong chiều nào giữa chốn đây,
Hồn cầm lắng tiếng đời.

Suối ơi!
Nghe rừng heo hút.
Giòng êm đưa lá khô già trút.
Còn như lưu hương yêu dấu .
Với suối xưa trôi nơi đâu

Hãy thử lắng nhìn con suối trong rừng thu của Văn Cao với nét nhạc mineure lâng lâng mở đầu lặng lẽ:

Suối mơ...
Bên rừng thu vắng,
Dòng nước trôi lững lờ ngoài nắng.
Ngày chưa đi sao gió vương?
Bờ xanh ngát bóng đôi cây thùy dương.

Suối thu lặng lẽ nhưng không vắng vẻ, vì thấp thoáng, ẩn hiện đâu đó dấu vết một "ai đó":

Suối ơi...
Ôi nguồn yêu mến,
Còn ghi khi bóng ai tìm đến.
Đàn ai nắn buông lưu luyến,
Suối hát theo đôi chim quyên.

Và, phải đặt mình vào vị trí người đang lắng nhìn sang lắng nghe, trong một nét nhạc majeure vui, hít hà hơi hám đâu đây:

Từng hẹn mùa xưa cùng xây nhà bên suối,
Nghe suối róc rách trôi hoa lừng hương gió ngát,
Đàn nai đùa trong khóm lá vàng tươi.

và, bỗng dưng, một chút gì đó chững lại:

Tơ đàn chùng theo với tháng năm,
Rừng còn nhớ tới người.
Trong chiều nào giữa chốn đây,
Hồn cầm lắng tiếng đời.
Suối ơi!
Nghe rừng heo hút.
Giòng êm đưa lá khô già trút.
Còn như lưu hương yêu dấu,
Với suối xưa trôi nơi đâu.






Read more...

Dư âm

Nhạc sĩ:
Nguyễn Văn Tí
Đêm qua mơ dáng em đang ôm đàn dìu muôn tiếng tơ

Không gian trầm lắng như âu yếm ru ai trong giấc mơ

Mái tóc nhẹ rung, trăng vờn làn gió

Yêu ai anh nắn cung đàn đầy vơi đôi mắt xa vời.
Anh yêu tiếng hát êm như lời nguyền đẹp bao ước mơ
Anh như lầu vắng em như ánh trăng reo muôn ý thơ
Muốn nói cùng em đôi lời trìu mến...


Vui lòng đợi giây lát để trình duyệt tải nhạc














Tim anh băng giá đang nhại ngùng câu năm tháng mong chờ.

Hẹn em từ muôn kiếp trước

Nhớ em mấy thuở bạc đầu

Anh đã âu sầu vì đường tơ vương vấn

Em để cung đàn đưa anh về đâu ?

Dư âm tiếng hát reo lên trong lòng anh bao nhớ nhung

Đê mê lòng nhớ đêm qua giấc mơ môi em hé rung

Anh muốn thành mây nương nhờ làn gió

Đưa anh tới cõi mơ hồ nào đây muôn kiếp bên nàng.



Read more...

Hà Nội và tôi

Nơi tôi sinh Hà Nội.
Ngày tôi sinh một ngày bỏng cháy.
Ngõ nhỏ phố nhỏ, nhà tôi ở đó.
Đêm lặng nghe trong gió
Tiếng sông Hồng thở than.

Những ngày tôi lang thang,
Tôi mới hiểu tâm hồn người Hà Nội.
Mộc mạc thôi mà sao tôi bồi hồi.
Mộc mạc thôi mà sao tôi nhớ mãi.
Tuổi thơ đã đi qua không trở lại.
Cháy hết mình cánh phượng nhẹ nhàng rơi.




Tên ca khúc:
Hà Nội Và Tôi
Ca sỹ:
Ngọc Tân
Nhạc sỹ:
Lê Vinh
Vui lòng đợi giây lát để trình duyệt tải nhạc




Read more...

Sunday, October 19, 2008

Em ơi Hà Nội phố

Thơ : Phan Vũ
Sáng tác Phú Quang

Ta còn em mùi hoàng lan
Ta còn em mùi hoa sữa
Con đường vắng rì rào cơn mưa nhỏ
Ai đó chờ ai tóc xõa vai mềm

Ta còn em cây bàng mồ côi mùa đông
Ta còn em nóc phố mồ côi mùa đông
Mảnh trăng mồ côi mùa đông

Mùa đông năm ấy
Tiếng dương cầm trong căn nhà đổ
Tan lễ chiều sao còn vọng tiếng chuông ngân
Ta còn em một màu xanh thời gian
Một chiều phai tóc em bay
Chợt nhòa, chợt hiện
Người nghệ sĩ lang thang hoài trên phố
Bỗng thấy mình chẳng nhớ nổi một con đường

Ta còn em hàng phố cũ rêu phong
Và từng mái ngói xô nghiêng
Nao nao kỷ niệm
Chiều Hồ Tây lao xao hoài con sóng
Chợt hoàng hôn về tự bao giờ

Cẩm Vân trình bày





Thanh Lam trình bày




Tuấn Ngọc trình bày



Cảm nhận:

Em Ơi Hà Nội Phố

Hà Nội mỗi khi nhắc đến không khỏi khiến ai cũng bồi hồi xao xuyến. Trái tim của đất Việt và trái tim của những người con xa quê hương. Khơi nguồn cho cảm hứng thi ca, nhạc họa, Hà Nội đẹp với vẻ thanh lịch và hào hoa đương đại. Khiến cho ai đã một lần bước đến là không thể quên.

Nhớ về Hà Nội là nhớ đến những không gian nhỏ bé mà đậm chất kinh kỳ. Mỗi con phố, mỗi hàng cây đều góp lên tiếng nói yêu con người. Không gian đó lặng trong một sớm sương vẳng tiếng chuông Ngọc Sơn, lan tỏa vào mặt Tây Hồ một cảm giác bình yên. Nhớ chiều nào còn vãng bước dưới những mái ngói rêu xanh, bên những mảng tường trầm mặc trong vết tích của thời gian mà lại ngỡ như Hà Nội chỉ còn lại trong kí ức rất xa. Ở Hà Nội có một nỗi niềm bâng khuâng khó tả dễ làm người ta lầm tưởng mới hôm qua đấy mà tưởng như dấu cũ từ bao năm.

Hà Nội không chỉ là thành phố hiền hòa bởi giấu trong nó còn là những kỉ niệm của yêu thương trong mỗi người. Nếu chỉ lướt qua đây như một lần thăm viếng, ai đó sẽ ngỡ như mình phải lòng ai mất rồi - như một người con gái đẹp thoáng xuất hiện và rồi tan biến chỉ để lại sự ngỡ ngàng. Còn nếu sinh sống ở đây, có ra đi rồi mới thấy thấm thía tình yêu không đâu xa mà nằm ngay trong mỗi con phố phường từng ngày đi lại, mỗi mùi hương hoa ở bất cứ đâu cũng lại tưởng Hà Nội ở quanh đây. Cũng vì thế mà xứ kinh kỳ không chỉ là đô hội, tấp nập mà ở đâu đó vẫn giản dị làm day dứt lòng người đi xa.

Em ơi Hà Nội phố
Ta còn em mùi hoàng lan
Ta còn em mùi hoa sữa
Con đường vắng thì thầm cơn mưa nhỏ
Ai đó chờ ai tóc xõa vai mềm.

Nói đến Hà thành người ta không thể không nhắc đến hương hoa sữa nồng nàn. Một đặc trưng mà rất có thể làm say lòng người và mãi đắm chìm trong niềm nhớ mỗi khi xa. Hương hoa ấy dẫn người ta vào một mùa thu Hà Nội bé nhỏ khi mỗi con đường lại vẫn là một mùi hương thân quen. Nỗi nhớ vì thế thấm lâu hơn và lòng người. Đã bước dưới những tán lá cây hoa sữa và ngắm những cánh hoa nhỏ li ti xoay xoay trong gió, rớt nhẹ nhàng xuống từng mái tóc… tình yêu có thể chỉ đơn thuần không là cảm giác.
Nhạc sỹ: Phú Quang
Các ca sĩ khác trình bày:
- Cẩm Vân
- Hồng Nhung

Trải qua những lần đấu tranh và bảo vệ chính những người con thành phố, Hà Nội đã từng đổ nghiêng vào những năm 70 trong chiều tà xám xịt. Thời thơ ấu ai đã từng kinh qua bom dội, tiếng súng rền vang khắp đường phố, mới thấy gắn bó biết bao bức tường thành đổ nát, những vết sẹo đạn pháo còn đâu đó.. Không phải giản đơn mà trong bức tranh bằng nhạc phẩm “Em ơi Hà Nội phố” của Phú Quang lại day dứt một hình ảnh “Tan lễ chiều sao còn vọng tiếng chuông ngân”…

Ta còn em cây bàng mồ côi mùa đông
Ta còn em nóc phố mùa côi mùa đông
Mảnh trăng mồ côi mùa đông
Mùa đông năm ấy tiếng dương cầm trong căm nhà đổ
Tan lễ chiều sao còn vọng tiếng chuông ngân

Bức tranh họa lên bằng tiếng nhạc da diết và mãnh liệt về nỗi nhớ Hà Nội trong “Em ơi Hà Nội phố” của nhạc sĩ Phú Quang đậm chất một Hà Nội trong tim người xa xứ đượm buồn và đài các. Rời Hà Nội rồi mà lòng người lữ khách cũng vẫn còn ấn tượng về khoảnh khắc giữa mùa đông nơi đây.

Như giữa tháng 12 trời Sài Gòn nắng xối xả không làm người ta quên đi cái lạnh tê người giữa đất trời Hà Thành. Có chăng một bầu trời xám nguội còn sống động và đẹp như bức tranh về phố cổ Hà Nội! Bức tranh ấy không dừng lại ở việc tả một không gian bó hẹp những gốc cây, hàng phố mà dễ làm người ta thực sự muốn tìm cảm giác ấm áp trốn tránh cái lạnh trong một góc quán cà phê yên tĩnh. Trong thinh không im vắng của Hà Nội vào đông, người ta cảm và yêu đến say đắm những tâm hồn nồng nàn và cần lắm một bàn tay sẻ chia nỗi nhớ. Phải, và một lần như thế giữa mùa đông gợi nhắc mãi không thôi…

Ta còn em hàng phố cũ rêu phong
Và từng mái ngói son yêu
Nao nao kỷ niệm
Chiều Hồ Tây lao xao hoài con sóng
Chợt hoàng hôn về tự bao giờ

Bước đi hờ hững trong một buổi chiều Hà Nội, dễ khiến người ta tự cho mình cảm giác lạc đường hạnh phúc! Bởi không gian này có thể vừa rộng lớn xa lạ nhưng sao cũng vừa thân quen đến kì lạ. Một màu xanh xám lặng lẽ khắp xung quanh Hà Nội ngợp trong mắt và thả vào trong đó sắc đỏ những nếp nhà cổ, cả Hà Nội chẳng đâu lại quá diệu vợi và thật gần gũi, yêu thương. Cũng vì những sắc gam nhuốm màu thời gian ấy mà Hà Nội tồn tại trong lòng mỗi người xưa cũ mà đầy nhớ nhung.

Xúc cảm trong ca khúc “Em ơi Hà Nội phố” mà nhạc sỹ Phú Quang đến thật tình cờ trong một lần gặp nhà thơ Phan Vũ - tác giả thơ của bài hát. Ông bồi hồi và ngạc nhiên đến kì lạ trước một Hà Nội xa mà thật quen thân trong bài thơ ấy. Và chỉ những cảm xúc không thành lời ấy đã cho ra đời một nhạc phẩm còn mãi với thời gian. Và mỗi khi nhắc tới người ta lại như nghe một lời thì thầm đầy yêu thương, “Em ơi, Hà Nội phố…”
Mèo Còi


Read more...

Làng tôi - Chung Quân

Làng tôi có cây đa cao ngất từng xanh
Có sông sâu lơ lững vờn quanh êm xuôi về Nam
Làng tôi bao mái tranh san sát kề nhau
Bóng tre ru bên mấy hàng cau
Đồng quê mơ màng

Nhưng than ôi có một chiều thu lá thu rơi
Có một chiều thu lá thu rơi
Ôm súng chiều quê tôi thầm mơ bóng ngày về
Mơ trong bóng ngày về
Quê tôi chìm chân trời mờ sương
Quê tôi là bao nguồn yêu thương
Quê tôi là bao nhớ nhung se buồn
Là bao vấn vương tâm hồn người bốn phương



Read more...

Ngàn thu áo tím - Hoàng Trọng

(Nhạc và lời: Vĩnh Phúc và Hoàng Trọng)

Ngày xưa xa xôi em rất yêu màu tím
Ngày xưa vô tư em sống trong trìu mến
Chiều xuống áo tím thường thướt tha
Bước trên đường gấm hoa
Ngắm mây chiều thướt tha

Từ khi yêu anh anh bắt xa màu tím
Sầu thương cho em mơ ước chưa kịp đến
Trời đã rét mướt cùng gió mưa
Khóc anh chiều tiễn đưa
Thế thôi tàn giấc mơ

Anh xa xôi bóng mưa giăng mờ tối
Anh xa xôi áo bay trong chiều rơi
Anh xa xôi áo ôm tim lẻ loi
Tím lên khung trời nhớ nhung đầy vơi

Mưa rơi rơi bóng anh như làn khói
Mưa rơi rơi bóng anh xa ngàn khơi
Mưa rơi rơi có hay chăng lòng tôi
Có hay bao giờ bóng người yêu tới

Từ khi xa anh em vẫn yêu và nhớ
Mà sao anh đi đi mãi không về nữa
Một bóng áo tím buồn ngẩn ngơ
Ước trong chiều gió mưa
Khóc thương hình bóng xưa








Ngàn thu mưa rơi trên áo em màu tím
Ngàn thu đau thương vương áo em màu tím
Nhuộm tím những chuổi ngày vắng nhau
Tháng năm còn lướt mau
Biết bao giờ thấy nhau


Read more...

Thu ca

Sáng tác: Phạm Mạnh Cương

Lạnh lùng sương rơi heo may
Buồn ngơ ngác bóng chim bay
Mây tím giăng sầu đó đây
Ngày đi chiều mang sầu tới
Làn sương chiều thu lả lơi
Tiếng mưa rơi đều trên lối

Chiều về gieo thương với nhớ
Lòng người lữ thứ bơ vơ
Nghe lá hoa rụng xác xơ
Chiều thu về đây lạnh lẽo
Mà sương chiều rơi hắt hiu
Gió xa đưa nhẹ tiếng tiêu

Nhớ ai chiều thu
Nhìn bao lá úa rơi đầy lối
Nhẹ rung tà áo
Làn môi cười thắm như cánh hoa đào
Cách xa vì đâu!
Dù bao lần lá hoa phai màu
Rung chi cành hoa lá
Khi tà dương đã khuất non xa

Mầu chiều thu reo lá úa
Buồn se sắt nhớ Thu xưa
Tôi biết em chiều gió mưa
Người đi về đâu ngàn lối
Màu hoa chiều thu úa phai
Xót xa cho lòng tê tái

Ngập ngừng sương rơi non xa
Chiều thu giăng lối cô đơn
Nghe tiếng mưa sầu chứa chan
Mà bóng chiều phai vàng úa
Mưa xóa tình quen biết nhau
Trách chi cho lòng đớn đau





Quang Dũng trình bày




Read more...

Nửa hồn thương đau

Tác giả: Phạm Đình Chương
Nhắm mắt cho tôi tìm một thoáng hương xưa
Cho tôi về đường cũ nên thơ
Cho tôi gặp người xưa ước mơ
Hay chỉ là giấc … mơ thôi
Hay tình đang chết trong tôi
Nghe lòng tiếc nuối xót thương suốt đời

Nhắm mắt ôi sao nửa hồn bỗng thương đau
Ôi sao nghìn trùng cách chia nhau
Hay ta còn hẹn nhau kiếp nào
Anh ở đâu
Em ở đâu
Có chăng mưa sầu buồn đen mắt sâu

Nhắm mắt chỉ thấy một chân trời ti’m ngắt
Chỉ thấy lòng nhớ nhung chất ngất
Và tiếng hát
Và nước mắt

Đôi khi em muốn tin
Đôi khi em muốn tin
Ôi những người
Ôi những người
Khóc lẻ loi một mình




oOo

Nhắm mắt cho tôi tìm một thoáng hương xưa
Cho tôi về đường cũ nên thơ
Cho tôi gặp người xưa ước mơ
Hay chỉ là giấc … mơ thôi
Hay tình đang chết … trong tôi
Nghe lòng tiếc nuối xót thương suốt đời

Nhắm mắt ôi sao nửa hồn bỗng thương đau
Ôi sao nghìn trùng cách chia nhau
Hay ta còn hẹn nhau kiếp nào
Anh ở đâu
Em ở đâu
Có chăng mưa sầu buồn đen mắt sâu

Nhắm mắt chỉ thấy một chân trời ti’m ngắt
Chỉ thấy lòng nhớ nhung chất ngất
Và tiếng hát
Và nước mắt



Read more...

Xóm đêm - Phạm Đình Chương

Sáng tác: Phạm Đình Chương.

Đường về canh thâu.
Đêm khuya ngõ sâu như không mầu,
qua phên vênh có bao mái đầu
hắt hiu vàng ánh điện câu.

Đường dài không bóng.
Xa nghe tiếng ai ru mơ màng.
Mưa rơi rơi xóa lối đi mòn.
Có đôi lòng vững chờ mong.

Ai chia tay ai đầu xóm vắng im lìm.
Ai rung lên tia mắt ngàn câu êm đềm.
Mong sao cho duyên nghèo mai nắng gieo thêm.
Đẹp kiếp sống thêm.

Màn đêm tịch liêu.
Nghe ai thoáng ru câu mến trìu.
Nghe không gian tiếng yêu thương nhiềụ
Hứa cho đời thôi đìu hiu.

Đêm tha hương ai vọng trông.
Đêm cô liêu chinh phụ mong.
Đêm bao canh mưa âm thầm,
Theo gió về khua cơn mộng,
hẹn mai ánh xuân nồng.

Cho nên đêm còn dậy hương,
để dìu bước chân ai trên đường,
để nhìn xóm khuya không buồn
vì người biết mang tình thương


Read more...

Chiếc lá cuối cùng - Tuấn Khanh

Sáng tác: Tuấn Khanh
Đêm qua chưa mà trời sao vội sáng
Một đàn chim cánh nhỏ chở mùa sang
Chiều vào thu tiễn em sầu lạnh giá
Lá trên cành từng chiếc cuốn bay xa

Đêm chia ly buồn gì sao chẳng nói
Chỉ nghe em nói nhỏ trở về thôi
Ngày buồn tênh cũng đưa chiều vào tối
Mím môi cười mà nhớ thương khôn nguôi

Mộng về một đêm xuân sang
Em thì thầm ngày đó thương anh
Thuyền về một đêm trăng thanh
Xây mộng vàng đậu bến sông xanh

Mộng tràn ngập đêm trăng sao
Sao đầy trời từng chiếc lấp lánh
Rồi một chiều xuân thơ trinh
Cho lòng mình về với dĩ vãng

Xa nhau chưa mà lòng nghe quạnh vắng
Đường thênh thang gió lộng một mình ta
Rượu cạn ly uống say lòng còn giá
Lá trên cành một chiếc cuối bay xa



Read more...

Thu vàng - Cung Tiến

Sáng tác: Cung Tiến

Chiều hôm qua lang thang trên đường
Hoàng hôn xuống, chiều thắm muôn hương
chiều hôm qua mình tôi bâng khuâng
Có mùa Thu về, tơ vàng vương vương

Một mình đi lang thang trên đường
Buồn hiu hắt và nhớ bâng khuâng
Lòng xa xôi và sầu mênh mông.
Có nghe lá vàng não nề rơi không

Mùa Thu vàng tới là mùa lá vàng rơi
Và lá vàng rơi, khi tình Thu vừa khơi
Nhặt lá vàng rơi, xem màu lá còn tươi
Nghe chừng đâu đây màu tê tái

Chiều hôm qua lang thang trên đường
Nhớ nhớ, buồn buồn với chán chường
Chiều hôm nay trời nhiều mây vương
Có mùa Thu Vàng bao nhiêu là hương



Read more...

Đêm đông - Nguyễn Văn Thương

Đêm đông
Sáng tác: Nguyễn Văn Thương

1- Chiều chưa đi màn đêm rơi xuống
Đâu đấy buông lững lờ tiếng chuông
Đôi cánh chim bâng khuâng rã rời
Cùng mây xám về ngang lưng trời
Thời gian như ngừng trong tê tái
Cây trút lá cuốn theo chiều mây
Mưa giăng mắc nhớ nhung, tiêu điều
Sương thướt tha bay, ôi! đìu hiu

Đêm đông, xa trông cố hương buồn lòng chinh phu
Đêm đông, bên song ngẩn ngơ kìa ai mong chồng
Đêm đông, thi nhân lắng nghe tâm hồn tương tư
Đêm đông, ca nhi đối gương ôm sầu riêng bóng
Gió nghiêng, chiều say
Gió lay ngàn cây,
Gió nâng thuyền mây
Gió reo sầu miên
Gió đau niềm riêng
Gió than triền miên
Đêm đông, ôi ta nhớ nhung
Đường về xa xa
Đêm đông, ta mơ giấc mơ, gia đình, yêu đương
Đêm đông, ta lê bước chân phong trần tha phương
Có ai thấu tình cô lữ, đêm đông không nhà

2- Đời như vô tình ta ngao ngán
Non nước thê thảm mang cảnh tang
Thân lãng du cô liêu chán chường
Về đâu giữa trời đông đêm trường
Sầu lên khơi hồn quê lai láng
Ta van gió nhân mưa ngừng than
Cho ta lắng tiếng vang muôn lòng
Rên rỉ qua không gian buồn mong

Hồng Nhung trình bày



Cẩm Vân trình bày (với sự giới thiệu của tác giả Nguyễn Văn Thương)



Read more...

Mối tình của Đặng Thế Phong và các ca khúc cuối đời

Ðặng Thế Phong - Tài Hoa Bạc Mệnh (1918-1942)

bài viết Nhạc sĩ Lê Hoàng Long, Trích từ Vietnet
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ Tài chữ Mệnh khéo là ghét nhau
(Nguyễn Du)

Suy từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây, người tài hoa là người bạc mệnh, kẻ hồng nhan thường đa truân. Nhìn vào làng nhạc nước ta, nhạc sĩ Đặng Thế Phong là điển hình rõ nét nhất.

Ðặng Thế Phong sinh năm 1918 tại thành phố Nam Định. Ông là con trai Đặng Hiển Thế, thông phán Sở Trước bạ Nam Định. Thân phụ ông chẳng may mất sớm, gia đình túng thiếu, ông phải bỏ học khi đang theo học năm thứ hai bậc thành chung (deuxième année primaire supérieure, nay là lớp bảy cấp hai phổ thông cơ sở). Vướng vào cái nghiệp văn nghệ từ thủa còn nhỏ nên ông đã lên Hà Nội theo học trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương (Ecole supérieure de Beanx Arts) với tư cách bàng thính viên (auditeur libre). Đặng Thế Phong đã thực sự lấy nghề nuôi nghiệp: thời gian theo học này, ông đã phải vẽ tranh cho báo Học Sinh (chủ báo là nhà văn Phạm Cao Củng) để có tiền ăn học. Trong một kỳ thi, ông đã vẽ một bức tranh cây cụt, không có một cành nào. Lúc nạp bài, giáo sư Tardieu, thầy dạy ông đã nói rằng có lẽ Đặng Thế Phong không thọ!

Ông đã phiêu du vào Sài Gòn rồi sang Nam Vang vào đầu năm 1941 và mở một lớp dạy nhạc tại kinh đô xứ Chùa Tháp cho đến mùa thu 1941 ông lại trở về Hà Nội.

Cũng giống như Mozart lúc sinh thời, Đặng Thế Phong là một nhạc sĩ rất nghèo, nên cuộc sống của ông chật vật. Ngoài tài làm nhạc, vẽ tranh, ông còn có giọng hát khá hay, tuy chưa được là Ténor nhưng cũng được khán giả hâm mộ. Lần đầu tiên ông lên sân khấu, hát bài Con Thuyền Không Bến tại rạp chiếu bóng Olympia (phố Hàng Da - Hà Nội) vào năm 1940, được hoan nghênh nhiệt liệt. Đặng Thế Phong là một thiên tài, nhưng vẫn không có được cuộc sống sung túc giữa cố đô Thăng Long lúc bấy giờ vì nhạc và tranh dù có hay, có đẹp đến mấy chăng nữa cũng chẳng có mấy ai mua. Thời ấy, chính quyền bảo hộ Pháp có mở một phòng triến lãm tranh tại hội Khai Trí Tiến đức, khu Bờ Hồ Hoàn Kiếm. Sau lễ khai mạc được ông Đốc Lý thành phố Hà Nội đến cắt băng, người ta thấy những người đến xem tranh phần rất lớn toàn là ông Tây, bà Đầm, còn người Việt thì đúng là lơ thơ tơ liễu buông mành, nhìn kỹ thấy toàn là các quan ta, những công chức cao cấp, giới trí thức, thượng lưu chứ chẳng thấy một dân thường nào! Ngoài ra, thời bấy giờ chính quyền Pháp có tổ chức mở phòng triển lãm là bảo trợ cho các hoạ sĩ Pháp trưng bày tranh của mình còn hoạ sĩ Việt Nam thì số người lọt được vào, ta có thể đếm trên đầu ngón tay. Đến nhạc thì nếu có in, mỗi lần xuất bản cũng chỉ in nhiều nhất là 500 bản, dân chúng chưa yêu chuộng nhạc cải cách (tân nhạc) nên dù có thực tài thì cũng không thể có được một cuộc sống sung túc nếu nhờ vào sức lao động nghệ thuật!

Đặng Thế Phong phải chịu một cuộc sống khó khăn, chật vật trong “kiếp con tằm đến thác vẫn còn vương tơ” cho đến đầu năm 1942, ông từ giã cõi đời tại căn gác hẹp ở phố Hàng Đồng Nam Định vì bệnh lao màng (tuberculose péritonique), hưởng dương 24 tuổi, tuổi son trẻ, đầy thơ mộng, sắp bước vào thời xây dựng sự nghiệp (tam thập nhi lập).

Cuộc đời của Đặng Thế Phong thật quá ngắn ngủi nhưng đời sống tinh thần của ông rất phong phú và thi vị. Nhờ thế mà tuy sáng tác chỉ có ba bài: Con Thuyền Không Bến, Đêm Thu, Giọt Mưa Thu nhưng bài nào cũng trở thành vĩnh cửu, qua hơn nửa thế kỷ vẫn là những bài hay nhất của làng nhạc Việt Nam. Nhạc hứng chân thành đều phát xuất từ con tim, vì thế mà sáng tác của ông có hồn, đi vào lòng người và sống mãi! Qua Ðặng Thế Phong, ta chứng minh được văn nghệ tính phẩm chứ không tính lượng (quý hồ tinh bất quý hồ đa). Con người làm văn nghệ viết được một câu để đời đã là khó, được một tác phẩm để đời là đáng mãn nguyện lắm rồi. Với âm nhạc, người chuyên sử dụng một nhạc cụ cho thật điêu luyện được tôn kính hơn là người biết sử dụng nhiều thứ đàn, chẳng thế nào có được một thứ thật tuyệt hảo. Về sáng tác cũng vậy, làm cho nhiều, cố nặn cho lắm, thể điệu nào cũng có bài thì dù viết cả ngàn bài chưa chắc đă có lấy một bài có giá trị nghệ thuật và vĩnh cửu! Chỉ sáng tác có ba bài thôi, Đặng Thế Phong đã sống mãi trong lòng mọi người, chắc chắn là hơn người có cả ba trăm bài mà chẳng có một bài nào để người ta nhớ! Nói đến điều này, điển hình trong làng nhạc nước nhà, chúng ta nhìn vào ông nhạc sĩ tiền bối Th.O, ông này là một trong số ít người đi tiên phong trong việc sáng tác tân nhạc. Từ đó cho đến sau này, suốt hơn 40 năm, ông có một tập sáng tác khá đồ sộ, trên dưới 500 bài nhưng cho đến ngày hôm nay không có lấy một bài nhạc nào đi vào lòng người nếu ta không muốn nói là sáng tác của ông đã hoàn toàn bị chìm trong quên lãng! Với nghệ thuật nói chung, âm nhạc nói riêng, muốn thành công là phải có tài năng thiên phú chứ không thể nhờ vào thời gian, kiên nhẫn, sách vở, trường lớp hay bằng cấp mà đạt được! Vì thế chúng tôi dám tôn vinh Đặng Thế Phong là một thiên tài của làng nhạc Việt, thật không ngoa.

Cuộc đời Đặng Thế Phong đã có được một mối tình thật chung thủy tuyệt đẹp:

Khi còn ở Nam Định, Đặng Thế Phong đã đem lòng yêu một thiếu nữ buôn bán ở Chợ Sắt, chợ duy nhất và lớn nhất của thành phố. Cô này không đẹp nhưng lại rất có đuyên. Sau nhiều ngày đi chơi chợ, Đặng Thế Phong đã lọt vào mắt mỹ nhân. Cặp tình nhân trai tài, gái đảm đã dìu nhau vào cuộc tình thật trong sáng và cao thượng! Điều đáng ca ngợi là chàng nhạc sĩ tài hoa họ Đặng không bao giờ đụng chạm đến đồng tiền của người yêu, dù cho người đẹp, tên Tuyết, nhiều lần khôn khéo bày tỏ lòng mình muốn giúp chàng. Những buổi chiều trời quang, mây tạnh hay gió mát, trăng thanh, hai người đều dìu nhau trên những con đường ngoại ô để tâm tình. Thời bấy giờ, nhiều thanh niên rất ngưỡng mộ Đặng Thế Phong, khi biết mối tình của cặp Phong - Tuyết, đều mến trọng và tôn kính là một cuộc tình lý tưởng!

Đặc biệt nhất là mấy cô gái phố Hàng Đồng, gia đình rất khá giả tỏ lòng yêu mến Đặng Thế Phong, nhưng ông vẫn một lòng yêu cô Tuyết, dù cô không đẹp bằng mấy cô kia. Có một hôm, mấy cô kia đang đứng nói chuyện với nhau thấy Đặng Thế Phong đi qua, với lối đi có vẻ vội vã. Thấy bóng ông, mấy cô ngưng bặt, rồi chẳng cô ai bảo cô nào, tất cả ánh mắt đều hướng về ông như dán chặt vào người ông vậy. Khi Đặng Thế Phong vừa bước tới ngang chỗ các cô thì một giọng nói đầy hờn dỗi pha thêm mai mỉa, được nói lớn lên, cố ý cho Đặng Thế Phong nghe thấy:

- Mấy chị đứng dịch ra, người ta đi vội kẻo trễ hẹn !

Đặng Thế Phong nghe rõ nhưng coi như điếc, cứ rảo bước như không có gì xảy ra. Đến nơi hẹn, gặp cô Tuyết đã đứng chờ, Đặng Thế Phong kể cho cô nghe vụ vừa bị chọc ghẹo. Cô Tuyết không nói gì mà chỉ tủm tỉm cười với ánh mắt nhìn người yêu, thật là trìu mến. Về nhà, Đặng Thế Phong không nói ra với anh chị em mà thầm thì kể cho ông chú họ, cùng lứa tuổi, là ông Nguyễn Trường Thọ biết thôi . Ngoài ra, ông còn kể cho ông Thọ nghe chuyện cô Tuyết có một chàng thông phán trẻ, đẹp trai, có tiền, có địa vị, làm ở Tòa Đốc Lý thành phố theo đuổi, còn nhờ cả hai người mai mối nhưng cô nhất quyết khước từ , bất chấp cả lời dị nghị của mọi người, nhất là gia đình cố ý gán ghép.

Năm 1940, Đặng Thế Phong phải tạm xa cô Tuyết để lên Bắc Giang ít ngày. Ai đã đến Bắc Giang là biết thị xã này có con sông Thương, một con sông có hai dòng nước, bên đục, bên trong. Kẻ viết bài này, lúc bé học ở Bắc Giang, vào những ngày hè nóng bức, cùng bạn bè ra sông bơi. đứng từ trên cầu ra tháp nước khá cao, nhìn thấy rõ hai dòng nước đục trong rõ rệt ! Ở Bắc Giang, một buổi tối trăng sao vằng vặc, Đặng Thế Phong đã cùng bạn bè thuê thuyền cắm sào rồi cùng nhau chén chú, chén anh hàn huyên mọi chuyện. Đang lúc đang vui thì có người ra đưa cho Đặng Thế Phong một bao thư. Ông ngưng ngay chuyện trò và vào trong khoang, lấy bao diêm ra đốt lửa để coi thư và đây đúng là thư của cô Tuyết, từ thành Nam gửi lên cho ông. Đọc xong thư, ông có vẻ buồn và suy nghĩ. Bạn bè thắc mắc nên hỏi, được ông cho biết thư báo tin cô Tuyết nhuốm bệnh cả tuần rồi và nhớ ông lung lắm nên có lẽ ông phải về Nam Định gấp! Chính đêm này, lúc đêm sắp tàn, Đặng Thế Phong thao thức không sao chợp mắt được, đã ngồi dậy sáng tác được tác phẩm Con Thuyền Không Bến buồn não ruột:

Đêm nay thu sang cùng heo may
Đêm nay sương lam mờ chân mây
Thuyền ai lờ lững trôi xuôi giòng
Như nhớ thương ai trùng tơ lòng…
.. Lướt theo chiều gió
Một con thuyền theo trăng trong
Trôi trên sông Thương nước chảy đôi dòng
Biết đâu bờ bến?
Thuyền ơi thuyền trôi nơi nao
Trên con sông Thương nào ai biết nông sâu?…

Hai hôm sau Đặng Thế Phong từ giã bạn bè, rút ngắn thời gian để về Nam Định. Được tin Đặng Thế Phong đã về, cô Tuyết thấy bệnh thuyên giảm rất nhanh. Và tối hôm sau hai người hẹn gặp lại nhau. Lúc ấy miền Bắc đang vào Thu, gió heo may kéo về mang cái lạnh. Tối hôm ấy trăng lên muộn, trời tối gió nhẹ làm cho hai người thấy thích thú đi bên nhau để sưởi ấm lòng nhau sau bao ngày xa cách. Dìu nhau đến nơi cũ, Đặng Thế Phong ghé sát tai cô Tuyết, hát nhẹ nhàng, giọng rạt rào tình cảm như rót vào tai cô bài Con Thuyền Không Bến mà ông vừa sáng tác trong một đêm trắng trên sông Thương vì thương nhớ cô . Khi hát xong, Đặng Thế Phong phải lấy khăn tay ra nhẹ nhàng lau hai giòng lệ đang từ từ chảy xuống má cô với lòng xúc động không kém! Lúc ra về, Đặng Thế Phong nói: “Làm được một bài nhạc nhờ em, nay về được hát cho em là người đầu tiên nghe, thế là anh sung sướng lắm rồi!”
Cô Tuyết cũng đáp lại lòng tri kỷ : “Là một người đàn bà tầm thường như em mà đã làm cho anh có được một bài hát thì với em đó là một vinh dự, một hạnh phúc thật cao sang, không phải ai ở trên đời cũng có được! Tình anh trao cho em thật trọn vẹn, thật bất diệt, chắc chắn không bao giờ hình ảnh anh bị phai mờ trong tim trong óc em được, bây giờ và mãi mãi..” Đến lúc ấy chị Hằng mới ló mặt ra dịu dàng nhìn xuống trần thế và chứng giám hai người yêu nhau đang đứng sát bên nhau sau khi đã uống cạn lời nói của nhau. Sau hôm ấy, Đặng Thế Phong mới cho phổ biến rất hạn chế trong đám thanh niên tỉnh nhà bài Con Thuyền Không Bến, được mọi người yêu chuộng nên rất nhiều người biết đến.

Chính vì thế mà có một ngườl ở Hà Nội mới mời Đặng Thế Phong lên Hà Nội để hát tại rạp chiếu bóng Olympia bài hát của mình. Trong buổi ấy, Đặng Thế Phong ra sân khấu hát Con Thuyền Không Bến đầy xúc động vì ngay ở hàng ghế đầu, cô Tuyết đã bỏ hẳn một ngày chợ để lên Hà Nội nghe người yêu hát bài làm vì mình và cho mình ! Riêng với Đặng Thế Phong, ông xúc động là phải vì với số khán giả đông đảo không đáng ngại mà là trong lòng ông thầm nghĩ hát hôm nay rất cần và chỉ cần để một người nghe là đủ nên phải mang hết tài trí ra biểu diễn sao cho thành công !
Hát xong, khán giả vỗ tay hoan nghênh nhiệt liệt.

Sau một thời gian ở Bắc Giang, ông nhuốm bệnh. Vì lúc đó bệnh lao là nan y nên ông dấu mọi người, ai biết đều sợ bị lây nhiễm, không hiểu sao cô Tuyết biết được. Cô Tuyết rất tế nhị và khôn khéo hỏi Đặng Thế Phong :

- Sao dạo này em thấy anh gầy và xanh lắm? Anh có bệnh gì không mà em thấy sút lắm? Anh đi nhà thương khám và thuốc men , cho khoẻ để mình còn tính đến tương lai !

Ông ậm ừ cho qua. Từ đó cô Tuyết âm thầm tìm mọi cách để giúp người yêu trong lúc nhà nghèo bệnh trọng. Đặng Thế Phong cũng đến nhà thương để khám bệnh. Sau khi dò hỏi, biết bệnh của ông, cô Tuyết nhân quen với một số y sĩ (médecin indochinois) làm ở nhà thương, mua thuốc rồi nhờ ông ta nhận là thuốc của nhà thương ông lấy cho Đặng Thế Phong. Thuốc bệnh lao lúc ấy vừa hiếm lại vừa đắt, cô Tuyết không những không ngại tốn kém, mà còn thường xuyên gặp Phong để săn sóc một cách kín đáo, kể cả không sợ bị lây. Về phần Đặng Thế Phong thì ông không hề biết thuốc là của cô Tuyết mua cho mình. Trong các cuộc ao đẹp của văn nghệ sĩ nước nhà, có hai nữ lưu đáng để người đời ca tụng : cô Tuyết biết người yêu bị bệnh nan y, rất dễ lây, Mộng Cầm biết Hàn Mặc Tử bị bệnh phong cùi, vừa ghê sợ vừa dễ lây thế mà hai ngườí đã có tình yêu chân thật, chung thủy, không những không sợ mà còn hết lòng chăm sóc,thuốc men cho đến ngày tử biệt! Thật hiếm hoi và cao quý vô cùng !

Mùa xuân năm 1941, cô Tuyết cùng Phong từ Nam Định lên Hà Nội để tiễn chân và tạm biệt Đặng Thế Phong vào Sài Gòn (rồi đi Nam Vang). Ở kinh đô xứ Chùa Tháp, ở Hòn Ngọc Viễn đông một thời gian thấy cuộc sống cũng không được thoải mái như ý mong muốn, Đặng Thế Phong trở về Hà Nội. Về lần này, Đặng Thế Phong không về Nam Định mà thuê một căn gác hẹp tường cây, mái lá ở làng trồng hoa Ngọc Hà, vùng ngoại ô thành phố Hà Nội. Đặng Thế Phong ở chung với chú là ông Nguyễn Trường Thọ. Bệnh tình Đặng Thế Phong tái phát ngày một nặng vì người bị bệnh này phải mua thuốc men đầy đủ, phải nghỉ ngơi và ăn uống tẩm bổ tối đa mà những điều phải ắt có và đầy đủ này, với Đặng Thế Phong không thể có được. Chính vì thế mà không tuần nào là cô Tuyết không lên thăm và lo chữa bệnh cho Đặng Thế Phong.

Tháng Bảy mưa ngâu tầm tã, rả rích suốt ngày này sang ngày nọ, tháng này qua tháng khác, gió lạnh kéo về, nhà thì tường cây, mái lá, lạnh buốt lọt xương, cuộc sống kham khổ khiến bệnh tình Đặng Thế Phong ngày càng trầm trọng. Từng cơn ho làm rũ người, tiếp đến những cơn thổ huyết làm cho Đặng Thế Phong ngày một sút hẳn đi. Một mình trên giường bệnh, Đặng Thế Phong nhớ gia đình thì ít mà nhớ người yêu thì nhiều. Thân xác thì bệnh tật khó qua, tâm trí thì luôn luôn phải vật lộn với trăm ngàn ý nghĩ và hình ảnh cuộc tình tươi đẹp nên bệnh mỗi lúc một tăng.
Còn đâu những cuộc hẹn hò thơ mộng, quên làm sao được những lời thủ thỉ ân tình và hy vọng gì ở những ước vọng được thành đôi chim nhạn tung trời mà bay, tất cả đã được Đặng Thế Phong ngày đêm day dứt, tiếc thương, muốn níu kéo lại thì cũng chẳng còn gì để bám víu!

Đặng Thế Phong đã mang lấy nghiệp vào thân thì đời con tằm đến thác cũng còn vương tơ, tránh sao thoát khỏi cái lưới trời thưa mà khó lọt ấy ? Chính vì lẽ ấy mà Đặng Thế Phong đã thực sự thể hiện được câu các cụ đã dạy cọp chết để da, người ta chết để tiếng, dù cuộc đời ông ngắn ngủi với 24 mùa lá rụng, một cuộc đời ngắn đến nổi đo chửa đầy gang!

Thế rồi, một hôm mưa rơi tầm tã, giọt mưa lộp bộp trên mái lá, thánh thót từng giọt xuống đường, Đặng Thế Phong buồn quá, con tim như thắt lại, máu trào lên để có được một nhạc hứng lai láng, tràn trề khiến ông gượng ngồi dậy viết một hơi điệu nhạc buồn da diết, não nề. Ông viết xong bèn đặt tên cho sáng tác mới ấy là Vạn Cổ Sầu. Chập tối ông Thọ về có thêm dăm người bạn đến thăm, Đặng Thế Phong ôm đàn hát cho mọi người nghe. Nét mặt của mọi người nín thở nghe, đều buồn như muốn khóc. Nghe xong, ai nấy đều khen bài hát thật hay, xoáy vào tim vào óc nhưng cái tên bài bi thảm quá, nên sửa lại thì hơn. Chính vì thế mà Đặng Thế Phong, đổi tên là Giọt Mưa Thu. Có lẽ đây là cái điềm báo trước, là lời di chúc tạ từ nên Đặng Thế Phong lấy mưa ngâu, mùa mưa là giòng nước mắt tuôn chảy lênh láng của Chức Nữ với Ngưu Lang để ví cuộc tình Phong - Tuyết cũng phải cùng chung số phận phũ phàng giống vậy chăng ? Đến một ngày cuối năm 1941, biết mình khó qua khỏi lưỡi hái của tử thần, Đặng Thế Phong mới ngỏ ý trở về Nam Định để được chết tại quê nhà và muốn ông Thọ dìu ông về.

Về nhà, lần này cô Tuyết đích thân đến hàng ngày để chăm sóc, thuốc men cho Đặng Thế Phong, không ngại mệt mỏi và không sợ nguy hiểm đến bản thân mình. Những người quen biết đến thăm, thấy cảnh ấy đều mũi lòng và khâm phục lẫn mến thương cuộc tình cao quý, chung thủy của cặp Phong -Tuyết.

Không biết có phải là tại thần giao cách cảm hay không mà một hôm, nhạc sĩ Bùi Công Kỳ đột nhiên từ Hà Nội về Nam Định thăm Đặng Thế Phong lại vừa đúng lúc Đặng Thế Phong sắp lìa đời. Trên giường bệnh, phút lâm chung, không nói gì được với nhau, Bùi Công Kỳ ôm đàn hát cho Đặng Thế Phong nghe một lần chót bài Giọt Mưa Thu. Giọng hát Bùi Công Kỳ vừa dứt thì mọi người nhìn thấy Đặng Thế Phong mở cặp mắt nhìn như ngỏ lời chào vĩnh biệt rồi nhẹ nhàng trút hơi thở cuối cùng.

Một vì sao Bắc Đẩu của làng nhạc Việt Nam, vừa ló dạng trên bầu trời đã vụt tắt gây niềm xúc động mãnh liệt và niềm thương tiếc vô bờ trong lòng mọi người ! Trong tang lễ, nam nữ thanh niên của thành Nam đã lũ lượt kéo nhau đi , chật cả phố phường để tiễn đưa Đặng nhạc sĩ đến nơi an nghỉ cuối cùng với rất nhiều cặp mắt rưng rưng lệ ! Cô Tuyết xin phép và được cả hai gia đình cho, mặc đại tang, đúng như một người vợ trong tang lễ chồng, thật là cảm động.

Năm 1960, tại Phú Nhuận, tôi được tiếp một thiếu phụ chưa hề quen biết. Sau lời chào hỏi, bà tự giới thiệu tên là Tuyết, người Nam Định, di cư vào Nam hiện ở Ban Mê Thuộc. Nhân lần vô tình đọc trên báo Tự Do, thấy quảng cáo trước cuốn Nhạc Sĩ Danh Tiếng Hiện Đại (tập II) của tôi sắp xuất bản, viết về năm nhạc sĩ trong đó có Đặng Thế Phong, nên bà về gặp tôi để xin tôi cho bà mượn hình của cố nhạc sĩ, chụp lại để về thờ. Trước kia, bà đã có nhưng lúc sắp di cư tấm ảnh đó bị thất lạc, kiếm mãi không sao thấy. Tôi vội lấy ảnh đưa ngay. Cậu cháu đi theo bà mang ngay ra tiệm hình ở đầu hẻm chụp gấp lấy ngay, xong trở vào gửi trả lại tôi. Trong lúc cậu cháu đi chụp hình, tôi có hỏi bà về chuyện tình tươi đẹp như bài thơ, trong sáng như trăng mười sáu thì bà Tuyết xác nhận những điều tôi biết là đúng và còn bổ sung cho tôi thêm ít nhiều chi tiết. Bà cũng không quên nói lên điều thắc mắc là tại sao tôi biết rõ thế ? Tôi nói thật ngay là được ông chú Nguyễn Trường Thọ cho tôi mượn ảnh, kể rành rẽ cuộc đời ái tình của Đặng Thế Phong cho tôi nghe. Bà cười và nói:

- Chú Thọ tuy là chú nhưng cùng tuổi với anh Phong, nên hai người vừa là chú cháu vừa có tính bạn bè, nên trong gia đình chỉ có chú Thọ là được anh Phong tâm sự mà thôi. Thảo nào ông biết quá rõ, quá đúng và quá đủ !

Sau lời cám ơn và trước khi ra về, bà Tuyết còn nói với tôi câu cuối cùng, đến nay đã 35 năm rồi, tôi vẫn còn nhớ :

- Cho đến ngày hôm nay, và mãi mãi về sau, tôi tôn thờ anh Phong và đời tôi luôn luôn thương nhớ anh ấy với tất cả cái gì trân trọng nhất.

Viết ra những giòng trên đây, tôi xin được phép coi là nén hương lòng, suy tôn một bậc đàn anh khả kính và khả ái. Tuy anh đã ra người thiên cổ hơn nửa thế kỷ rồi nhưng những Con Thuyền Không Bến, Đêm Thu, Giọt Mưa Thu vẫn là những vì sao tinh tú sáng rực trên bầu trời ca nhạc. Thể xác anh có thể trở về hư không nhưng tinh anh vẫn còn lại muôn đời với giang sơn gấm vóc này. Cuộc đời con người ta, sinh ký, tử quy đó là luật muôn đời của tạo hoá. Nhưng khi sống cho ra sống, lúc về được qua Khải Hoàn Môn, khi cất ba tiếng khóc chào đời, mọi người hân hoan cười mừng đón ta, khi nhoẻn miệng cười để lìa đời, mọi người thương tiếc khóc ta, thế mới thật là sống, mới đáng sống ! Anh đã vĩnh viễn ra đi nhưng tất cả những thế hệ hậu sinh, dù chưa được biết anh, khi hát những bài hát bất hủ của anh để lại, đều tưởng nhớ đến anh, một thiên tài mà ta có thể nói anh là một MOZART của Việt Nam, với tất cả tấm lòng kính mến trang trọng nhất !

Tôi cả tin rằng, dưới suối vàng. anh cũng có thể mỉm cười mãn nguyện. Hiển linh, anh về chứng giám và nhận cho nén tâm nhang này.


Read more...